Quan hệ hôn nhân và gia đình có các đặc trưng pháp lý riêng. Do vậy, tranh chấp hôn nhân và gia đình cũng có những đặc điểm riêng, khác biệt với tranh chấp khác. Để hiểu hơn về tranh chấp hôn nhân và gia đình, NPLaw giải đáp một số thắc mắc về tranh chấp hôn nhân và gia đình trong bài viết dưới đây.
I. Thực trạng tranh chấp hôn nhân và gia đình hiện nay
Tranh chấp hôn nhân và gia đình là dạng tranh chấp phổ biến trong thực tế. Khi giải quyết tranh chấp này có nhiều quan hệ pháp luật đan xen như: quan hệ vợ chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con cái; quan hệ tài sản. Việc giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình là điều cần thiết để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân.
II. Tìm hiểu về tranh chấp hôn nhân và gia đình
1. Tranh chấp hôn nhân và gia đình được hiểu như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có quy định giải thích thế nào là “tranh chấp hôn nhân và gia đình”. Tuy nhiên có thể hiểu đơn giản tranh chấp hôn nhân và gia đình là những xung đột, mâu thuẫn giữa cá nhân này với cá nhân khác về các quyền, nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân và gia đình.
2. Các dạng tranh chấp phổ biến hôn nhân và gia đình hiện nay
Các tranh chấp về hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 28 Bộ luật dân sự 2015. Một số dạng tranh chấp phổ biến hiện nay như:
- Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
- Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
- Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
- Tranh chấp về cấp dưỡng.
III. Đặc trưng pháp lý của tranh chấp về hôn nhân và gia đình
Tranh chấp hôn nhân và gia đình là một số điểm đặc trưng so với các loại tranh chấp khác như sau:
- Đương sự trong vụ án là những người có quan hệ gia đình với nhau;
- Quan hệ giữa các đương sự trong vụ án thường diễn ra trong thời gian dài.
- Nguyên nhân xảy ra tranh chấp, những sự kiện pháp lý trong quan hệ hôn nhân và gia đình có nhiều vấn đề có tính chất tế nhị.
- Vụ án hôn nhân và gia đình thường có nhiều vấn đề liên quan đến cá nhân cần giữ bí mật trước công chúng.
IV. Quy định pháp luật về tranh chấp hôn nhân và gia đình
1. Quy trình giải quyết tranh chấp Hôn nhân và gia đình
Để giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình thông thường cần trải qua quá trình như sau:
– Nguyên đơn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án;
– Tòa án cấp sơ thẩm thụ lý đơn khởi kiện và tiến hành giải quyết vụ án;
– Trường hợp bản án/quyết định của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét và giải quyết kháng cáo, kháng nghị và ban hành bản án/quyết định.
– Xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Hồ sơ giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình
Để giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình, người khởi kiện cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
- Đơn khởi kiện;
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc xác nhận của UBND nơi đã đăng ký kết hôn.
- CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ, chồng;
- Giấy khai sinh của các con trong trường hợp có con chung;
- Tài liệu, chứng cứ chứng minh vợ, chồng có hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.
- Tài liệu, giấy tờ chứng minh tài sản chung, nợ chung của vợ chồng;
V. Giải đáp một số câu hỏi liên quan đến tranh chấp hôn nhân và gia đình
1. Thẩm quyền giải quyết về tranh chấp hôn nhân và gia đình
Để giải quyết tranh chấp hợp về hôn nhân và gia đình, các bên nên ưu tiên phương thức hòa giải, thương lượng, đàm phán. Trong trường hợp các bên không thể hòa giải được thì một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
2. Tranh chấp hôn nhân và gia đình giải quyết theo hướng trọng tài được không?
Theo Điều 2 Luật trọng tài thương mại 2010 về thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của Trọng tài:
“1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài”.
Như vậy, tranh chấp hôn nhân và gia đình không thuộc thẩm quyền giải quyết của trọng tài nên không thể lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp này.
3. Chi phí và thời gian giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình như thế nào?
Về chi phí:
- Án phí sơ thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình không có giá ngạch là 300.000 đồng.
- Ngoài ra, theo điểm b khoản 5 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016 ngày 30/12/2016: Trường hợp vợ chồng có tranh chấp về tài sản khi ly hôn sẽ phải chịu thêm phần án phí tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được chia. Mức tính án phí sẽ như vụ án dân sự có giá ngạch.
Về thời gian:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thời gian giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình như sau:
- Thời hạn Tòa án gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện (trường hợp nhận đơn khởi kiện qua đường bưu điện): 02 ngày làm việc (khoản 1 Điều 191).
- Thời hạn phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện: 03 ngày làm việc (khoản 2 Điều 191).
- Thời hạn Thẩm phán xem xét đơn và đưa ra một trong các quyết định thụ lý vụ án: 05 ngày làm việc (khoản 3 Điều 191).
- Thời hạn để người khởi kiện làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí: 07 ngày (khoản 2 Điều 195).
- Thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm: 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Trường hợp cần thiết thì có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng (khoản 1 Điều 203).
- Thời hạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm là 01 tháng. Trường hợp gia hạn thì thời hạn này có thể kéo dài là 02 tháng (khoản 4 Điều 203)
VI. Vấn đề tranh chấp hôn nhân và gia đình có nên liên hệ luật sư không? Liên hệ như thế nào?
Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, Luật Thuận Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp về hôn nhân và gia đình; Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trong vụ việc tranh chấp.
Để được tư vấn và hỗ trợ pháp lý, vui lòng liên hệ Luật Thuận Nam theo thông tin dưới đây:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM
Hotline: 0987004466
Email: luatthuannam@gmail.com