óm tắt câu hỏi:
Xin tư vấn pháp luật: Bố tôi có cho bác hàng xóm vay số tiền 30 triệu đồng với lí do đáo hạn ngân hàng, khi vay chỉ có hai bên và có giấy vay nợ đầy đủ chữ kí (không có bên thứ ba chứng kiến). Vừa rồi, bác hàng xóm bị bệnh hiểm nghèo không qua khỏi. Gia đình tôi dù rất thông cảm nhưng do có việc cần dùng đến tiền nên mang giấy sang nhà bác đó đòi nợ. Không ngờ, vợ và các con của bác (đã trưởng thành và lập gia đình) từ chối trả nợ, với lí do không phải người vay, không có trách nhiệm trả. Xin hỏi luật sư gia đình tôi có thể đòi lại được tiền của mình không? Nếu họ không chịu trả thì chúng tôi phải đến cơ quan nào nhờ sự giúp đỡ?
ban sex toy
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM Với thắc mắc của bạn, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như bạn trình bày, bố bạn có cho bác hàng xóm vay số tiền 30 triệu đồng với lí do đáo hạn ngân hàng, khi vay chỉ có hai bên và có giấy vay nợ đầy đủ chữ kí (không có bên thứ ba chứng kiến). Vừa rồi, bác hàng xóm bị bệnh hiểm nghèo không qua khỏi. Hiện nay, gia đình bạn mang giấy sang nhà bác đó đòi nợ. Tuy nhiên, vợ và các con của bác (đã trưởng thành và lập gia đình) từ chối trả nợ, với lí do không phải người vay, không có trách nhiệm trả. Trong trường hợp này, gia đình bạn vẫn có thể đòi lại được tiền của mình và các bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa để yêu cầu những người thừa kế của bác hàng xóm thực hiện việc trả nợ cho gia đình bạn. Bởi lẽ:
– Thứ nhất, giữa bố bạn và bác hàng xóm có xác lập một hợp đồng vay tài sản – giấy vay nợ đầy đủ chữ kí của hai bên. Căn cứ theo Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hợp đồng vay tài sản được quy định như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo đó, trong hợp đồng vay tài sản đã xác định nghĩa vụ của bên vay là phải trả lại tài sản cho bên cho vay, theo đúng số lượng, chủng loại đã thỏa thuận và đã nhận của bên cho vay. Ở đây, bố bạn cho bác hàng xóm vay 30 triệu đồng thì khi đến hạn trả, bác hàng xóm có nghĩa vụ phải trả cho bố bạn số tiền là 30 triệu đồng và tiền lãi nếu hai bên có thỏa thuận.
– Thứ hai, bạn có nêu là bác hàng xóm bị bệnh hiểm nghèo và qua đời. Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi của người cho vay thì Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về những người phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi mà người vay tiền chết. Cụ thể như sau:
“Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại
1, Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. máy làm to dương vật
2, Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
3, Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4, Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi bác hàng xóm vay tiền nhà bạn mất thì nghĩa vụ trả nợ cho bố bạn sẽ do những người thừa kế của người này thực hiện. Do bạn không nói rõ là bác hàng xóm mất có để lại di chúc hay không. Vì thế, nếu bác đó có để lại di chúc thì người thừa kế theo di chúc có trách nhiệm trả nợ. Còn nếu không để lại di chúc thì trách nhiệm trả nợ thuộc về người thừa kế theo pháp luật (có thể là vợ, các con, cha mẹ đẻ của người mất). Người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả nợ tương ứng với phần được chia nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Do đó, việc vợ và các con của người mất từ chối trả nợ, với lí do không phải người vay, không có trách nhiệm trả là không chính xác.
Trong trường hợp này, để đòi lại số tiền đã cho vay, bố bạn có thể yêu cầu những người thừa kế của người vay tiền đã chết (như: vợ, con,…) thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho bố bạn. Nếu những người có nghĩa vụ trả nợ cho bố bạn mà không thực hiện việc trả nợ thì bố bạn có quyền làm đơn khởi kiện ra Tòa án để đòi lại quyền, lợi ích chính đáng của mình. Kèm theo đơn khởi kiện, bố bạn phải cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc xác định quan hệ giao dịch vay tiền trên thực tế, các tài liệu chứng minh việc vay tiền, nhận tiền…