Nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng này, Điều 83 BLTTHS 2015 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; bổ sung quyền của Người bảo vệ người bị hại, đương sự trong vụ án tố tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 không có quy định về người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp. Thực tế nhiều trường hợp đương sự có đơn yêu cầu luật sư bảo vệ quyền lợi hợp pháp khi bị cơ quan Công an triệu tập trong giai đoạn xác minh tin báo, tố giác. Tuy nhiên cơ quan Công an thường từ chối bằng miệng hoặc bằng văn bản với lý do:” Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành thì không có trường hợp nào quy định người bị tố cáo được mời luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong giai đoạn giải quyết tin báo,tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố của cơ quan điều tra”. Từ đó cơ quan điều tra không cho luật sư được có mặt cùng đương sự trong giai đoạn lấy lời khai tại cơ quan công an.
Thực tiễn đã xảy ra những vụ hình sự hóa quan hệ dân sự hay kinh tế, hành chính làm oan người vô tội do bức cung, dùng nhục hình ngay trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo tội phạm. Hiện nay, hiện tượng một số hành vi vi phạm nghĩa vụ xác lập từ các giao dịch dân sự, kinh tế không cấu thành tội phạm bị khởi tố, điều tra, truy tố hoặc xét xử theo pháp luật hình sự và tố tụng hình sự đang là vấn đề bức xúc được dư luận. Tình trạng này không chỉ gây nhiều thiệt hại trực tiếp đối với không ít người dân, các nhà doanh nghiệp mà còn làm tổn hại môi trường đầu tư, kinh doanh, gây mất niềm tin vào nền công lí và nền tư pháp.
Nhằm bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân trong giai đoạn tiền tố tụng này, Điều 83 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố; bổ sung quyền của Người bảo vệ người bị hại, đương sự trong vụ án tố tụng hình sự.
Theo đó, ngay từ giai đoạn cơ quan công an giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, người bị tố giác đã có quyền có người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình. Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị tố giác có thể là luật sư, bào chữa viên nhân dân, người đại diện, trợ giúp viên pháp lý.
Luật sư, người đại diện của người bị tố giác được đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; kiểm tra, đánh giá, trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá.
Đặc biệt, luật sư-người đại diện của người bị tố giác được có mặt khi lấy lời khai người bị tố giác. Nếu được điều tra viên hoặc kiểm sát viên đồng ý thì họ được hỏi người bị tố giác. Sau mỗi lần lấy lời khai của người có thẩm quyền kết thúc thì luật sư, người đại diện… của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố có quyền hỏi người bị tố giác. Họ còn có quyền có mặt khi đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói của người bị tố giác; khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Trên cơ sở người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có đơn mời VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM sẽ nghiên cứu hồ sơ, thu thập và đánh giá chứng cứ và cử luật sư tham gia với tư cách là Người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố trước cơ quan tiến hành tố tụng ngay từ giai đoạn xác minh tin tố giác được quy định tại điều 83 BLTTHS 2015.
Mọi chi tiết xin vui lòng liện hệ:
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM
Số 36D ngõ 1 Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0987004466/ 024.66516081
Email: luạtthuannam@gmail.com
Website: https://luatthuannam.com