Luật thi hành án dân sự (THADS) năm 2008, được sửa đổi bổ sung năm 2014. Là căn cứ để đưa các Bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền ra thi hành theo pháp luật qui định. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng đạo luật này còn vướng mắc, chưa thống nhất, có nhiều cách hiểu và áp dụng vào thực tiễn còn khác nhau chưa chính thống, dẫn đến phát sinh khiếu nại tố cáo trong THADS. Đến nay chưa có văn bản hướng dẫn thi hành.
Căn cứ vào đâu để xác định giá trị “… tương ứng …”?
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thi hành án dân sự (gọi tắt là: Nghị định 62/2015), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2015. Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này có đoạn qui định: “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp qui định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định này. …”.
Khoản 4 Điều 24 Nghị định này qui định: “Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án”.
Như vậy, trừ trường hợp qui định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/2015, còn lại khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế Chấp hành viên phải xác định giá trị tài sản “tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết”.
Vậy, xác định giá trị “tương ứng” trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế hay sau khi đã áp dụng? Nếu xác định giá trị “tương ứng” trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, thì Chấp hành viên phải căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để xác định? Nếu xác định giá trị “tương ứng” sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, thì:
Đối với biện pháp bảo đảm cũng không có căn cứ để xác định giá trị “tương ứng”. Đối với biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên thường dựa vào Chứng thư thẩm định giá để xác định giá trị “tương ứng”. Căn cứ như vậy cũng không có cơ sở, bởi pháp luật chưa qui định. Tài sản cưỡng chế kê biên, xử lý để thi hành án thường bán được giá trị nhỏ hơn nhiều so với chứng thư thẩm định giá, thậm chí hạ giá nhiều lần vẫn không bán được.
Vậy, căn cứ vào đâu để Chấp hành viên xác định “tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết”? Nên, khi áp dụng vào thực tiễn thi hành án còn vướng mắc, lúng túng. Khi bị khiếu nại, có các quan điểm hiểu và áp dụng khác nhau trong việc giải quyết.
Hiểu thế nào “thấy cần thiết lấy lên để thi hành”?
Điều 35 luật THADS, điều luật qui định thẩm quyền thi hành án của các cơ quan THADS. Điểm h khoản 2 điều này qui định một trong những thẩm quyền thi hành án của cơ quan THADS cấp tỉnh là “Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành”. Như vậy, tuy Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan THADS cấp huyện mà thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh thấy cần thiết lấy lên để thi hành, thì ra quyết định rút lên thi hành. Vậy, thế nào “mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành”? Rút lên, thì quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện có bị thu hồi? Hay vẫn giữ nguyên để cấp tỉnh tổ chức thi hành theo quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện??? Đến nay vẫn chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Do vậy, mỗi nơi hiểu và áp dụng mỗi khác, không có tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Nẩy sinh luật “hiểu thế nào cũng được hay cơ quan THADS làm thế nào cũng được”.
Căn cứ nào cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ?
Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên là một trong những quyền của người được thi hành án và người phải thi hành án qui định tại Điều 7 và 7a luật THADS. Để có căn cứ yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, người được thi hành án và người phải thi hành án phải chứng minh Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Vậy, hiểu thế nào cho đúng “Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ”? Khoản 1 Điều 10, Nghị định 62/2015 hướng dẫn: “Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.
Theo hướng dẫn này, thì người được thi hành án và người phải thi hành án yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, khi Chấp hành viên Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì; Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó; Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án; Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Hướng dẫn này mở rộng quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên của người được thi hành án và người phải thi hành án, không bị bó hẹp trong phạm vi “có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ”. Đây là một trong những trường hợp mà người được thi hành án và người phải thi hành án để yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Tuy nhiên, như thế nào là “có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ”, đến này chưa có văn bản hướng dẫn. Thực tiễn cho thấy, cũng một sự việc hay cùng một hành vi, khi đương sự có đơn yêu cầu thay đổi chấp hành viên, có lúc cơ quan THADS chấp nhận yêu cầu của đương sự, nhưng cũng có lúc không chấp nhận mà cho rằng không có căn cứ?
Thiết nghĩ, cơ quan có thẩm quyền cần tổng hợp những bất cấp trong thực tiễn áp dụng luật THADS, sớm có văn bản hướng dẫn thi hành, để cơ quan THADS dễ áp dụng vào thực tiễn.
Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ. Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Thi hành án dân sự (gọi tắt là: Nghị định 62/2015), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2015. Tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này có đoạn qui định: “Việc áp dụng biện pháp bảo đảm, cưỡng chế thi hành án phải tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết, trừ trường hợp qui định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định này. …”.
Khoản 4 Điều 24 Nghị định này qui định: “Trường hợp người phải thi hành án tự nguyện đề nghị kê biên tài sản cụ thể trong số nhiều tài sản mà không gây trở ngại cho việc thi hành án và tài sản đó đủ để thi hành án, các chi phí liên quan thì Chấp hành viên lập biên bản giải thích cho họ về việc phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc xử lý tài sản đó và tiến hành kê biên tài sản để thi hành án. Người phải thi hành án bị hạn chế quyền thực hiện giao dịch đối với các tài sản khác cho đến khi thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án”.
Như vậy, trừ trường hợp qui định tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 62/2015, còn lại khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế Chấp hành viên phải xác định giá trị tài sản “tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết”.
Vậy, xác định giá trị “tương ứng” trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế hay sau khi đã áp dụng? Nếu xác định giá trị “tương ứng” trước khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, thì Chấp hành viên phải căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để xác định? Nếu xác định giá trị “tương ứng” sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế, thì:
Đối với biện pháp bảo đảm cũng không có căn cứ để xác định giá trị “tương ứng”. Đối với biện pháp cưỡng chế, Chấp hành viên thường dựa vào Chứng thư thẩm định giá để xác định giá trị “tương ứng”. Căn cứ như vậy cũng không có cơ sở, bởi pháp luật chưa qui định. Tài sản cưỡng chế kê biên, xử lý để thi hành án thường bán được giá trị nhỏ hơn nhiều so với chứng thư thẩm định giá, thậm chí hạ giá nhiều lần vẫn không bán được.
Vậy, căn cứ vào đâu để Chấp hành viên xác định “tương ứng với nghĩa vụ của người phải thi hành án và các chi phí cần thiết”? Nên, khi áp dụng vào thực tiễn thi hành án còn vướng mắc, lúng túng. Khi bị khiếu nại, có các quan điểm hiểu và áp dụng khác nhau trong việc giải quyết.
Hiểu thế nào “thấy cần thiết lấy lên để thi hành”?
Điều 35 luật THADS, điều luật qui định thẩm quyền thi hành án của các cơ quan THADS. Điểm h khoản 2 điều này qui định một trong những thẩm quyền thi hành án của cơ quan THADS cấp tỉnh là “Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện quy định tại khoản 1 Điều này mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành”. Như vậy, tuy Bản án, quyết định thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan THADS cấp huyện mà thủ trưởng cơ quan THADS cấp tỉnh thấy cần thiết lấy lên để thi hành, thì ra quyết định rút lên thi hành. Vậy, thế nào “mà thấy cần thiết lấy lên để thi hành”? Rút lên, thì quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện có bị thu hồi? Hay vẫn giữ nguyên để cấp tỉnh tổ chức thi hành theo quyết định thi hành án của thủ trưởng cơ quan THADS cấp huyện??? Đến nay vẫn chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn. Do vậy, mỗi nơi hiểu và áp dụng mỗi khác, không có tính thống nhất trong việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Nẩy sinh luật “hiểu thế nào cũng được hay cơ quan THADS làm thế nào cũng được”.
Căn cứ nào cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ?
Yêu cầu thay đổi Chấp hành viên là một trong những quyền của người được thi hành án và người phải thi hành án qui định tại Điều 7 và 7a luật THADS. Để có căn cứ yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, người được thi hành án và người phải thi hành án phải chứng minh Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ.
Vậy, hiểu thế nào cho đúng “Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ”? Khoản 1 Điều 10, Nghị định 62/2015 hướng dẫn: “Đương sự có quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên trong trường hợp sau đây:
a) Thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật Thi hành án dân sự;
b) Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó;
c) Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án;
d) Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ”.
Theo hướng dẫn này, thì người được thi hành án và người phải thi hành án yêu cầu thay đổi Chấp hành viên, khi Chấp hành viên Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên; Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì; Chấp hành viên đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng trong cùng vụ án đó; Chấp hành viên chậm trễ giải quyết việc thi hành án; Có căn cứ khác cho rằng Chấp hành viên không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Hướng dẫn này mở rộng quyền yêu cầu thay đổi Chấp hành viên của người được thi hành án và người phải thi hành án, không bị bó hẹp trong phạm vi “có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ”. Đây là một trong những trường hợp mà người được thi hành án và người phải thi hành án để yêu cầu thay đổi Chấp hành viên. Tuy nhiên, như thế nào là “có căn cứ cho rằng Chấp hành viên không vô tư khi làm nhiệm vụ”, đến này chưa có văn bản hướng dẫn. Thực tiễn cho thấy, cũng một sự việc hay cùng một hành vi, khi đương sự có đơn yêu cầu thay đổi chấp hành viên, có lúc cơ quan THADS chấp nhận yêu cầu của đương sự, nhưng cũng có lúc không chấp nhận mà cho rằng không có căn cứ?
Thiết nghĩ, cơ quan có thẩm quyền cần tổng hợp những bất cấp trong thực tiễn áp dụng luật THADS, sớm có văn bản hướng dẫn thi hành, để cơ quan THADS dễ áp dụng vào thực tiễn.