Tóm tắt câu hỏi:
Con tôi sinh năm 2014, bị mất giấy khai sinh bản chính. Lên Ủy ban làm lại họ trả lời không làm được, chỉ làm được bản sao trích lục thôi! Xin hỏi Luật sư có đúng vậy không? Và bản sao trích lục khác gì bản sao thông thường? Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM Với thắc mắc của bạn, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử như sau:
– Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.
– Người yêu cầu đăng ký lại khai sinh, kết hôn, khai tử có trách nhiệm nộp đầy đủ bản sao giấy tờ, tài liệu có nội dung liên quan đến việc đăng ký lại.
– Việc đăng ký lại khai sinh, kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.
Như vậy, theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì việc cấp lại Giấy khai sinh (đăng kí lại khai sinh) chỉ áp dụng khi áp ứng cả hai điều kiện:
– Sổ hộ tịch bị mất.
– Giấy khai sinh bản chính bị mất.
Trường hợp con bạn bị mất giấy khai sinh sẽ được làm thủ tục đăng ký lại nếu sổ hộ tịch (thông tin lưu trữ tại cơ sở địa phương) cũng bị mất. Trường hợp sổ hộ tịch vẫn còn lưu thông tin của người đăng ký hộ tịch thì sẽ chỉ được làm thủ tục cấp bản sao được sổ gốc
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Còn bản sao thông thường là bản sao, chụp hoặc in copy từ bản chính mà không có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
Thủ tục yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc :
Cá nhân được cấp bản gốc hoặc người diện hoặc Cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính hoặc có thể gửi qua đường bưu điện cho cơ quan đang lưu trữ sổ gốc.
Trong trường hợp này, bạn xuất trình giấy tờ chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu và giấy tờ chứng minh quan hệ với con bạn ( như sổ hộ khẩu,…) đến ủy ban nhân dân nơi con bạn đăng ký khai sinh.
– Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu. Trường hợp không còn sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
Tư vấn nêu trên chỉ được coi là tài liệu tham khảo. Quý khách hàng, người truy cập tuyệt đối không được coi là ý kiến pháp lý chính thức cuối cùng của Luật sư để giải quyết hoặc làm việc với bên thứ 3.