Tóm tắt câu hỏi:
Mong Luật sư giúp đỡ: Năm 1972, ông A kết hôn với bà B. Ông bà sinh được 3 người con là M, N, C. Năm 2005, M kết hôn với E sinh được H và X, N lấy chồng sinh được con là H và D. Tháng 3/2007, ông A chết để lại di chúc cho X và N. Qua quá trình điều tra thấy rằng ông A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản của ông A là 200 triệu VND. Tài sản chung của ông bà là 100 triệu VND. Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia di sản thừa kế trong tình huống trên? Xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM Với thắc mắc của bạn, VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Hôn nhân và gia đình 2000;
2. Giải quyết vấn đề:
Khoản 2 Điều 95 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định, khi phân chia tài sản chung của vợ chồng sẽ chia đôi cho vợ và chồng.
Điều 634 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.”
Như vậy di sản của ông A đề lại bao gồm tài sản riêng của ông A và một phần hai trong khối tài sản chung của ông A và bà B, cụ thể là 200 triệu tài sản riêng và 50 triệu là một phần hai của khối tài sản chung, tổng là 250 triệu. Tuy nhiên Điều 683 Bộ luật Dân sự 2005 quy định tiền mai táng là khoản chi phí phải được thanh toán, do đó di sản của ông B để lại phải trừ chi phí mai táng 40 triệu trước khi thực hiện việc phân chia, còn lại là 210 triệu.
Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 quy định, thực hiện chia thừa kế theo pháp luật khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp. Cụ thể theo Điều 676 Bộ luật Dân sự 2005, hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của ông A sẽ được hưởng phần bằng nhau, bao gồm vợ là bà B, các con là M, N, C. Di sản của ông A sẽ chia đều thành 04 phần bằng nhau, mỗi người sẽ được hưởng một phần bằng nhau và bằng 52,5 triệu đồng.