Quy trình khởi kiện vụ án Hành chính

Khởi kiện vụ án hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức hoặc các chủ thể khác theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính yêu cầu tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác, khi quyền lợi ích hợp pháp đó bị xâm phạm. Để khởi kiện vụ án hành chính, công dân phải làm đơn khởi kiện, kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Tòa án chỉ chấp nhận thụ lý giải quyết vụ án khi chủ thể khởi kiện tuân thủ đúng thủ tục, trình tự khởi kiện luật định. Trình tự thủ tục khởi kiện được hiểu là các công việc và thứ tự các công việc mà người khởi kiện phải thực hiện để đơn khởi kiện của họ được Tòa án xem xét và thụ lý. Trình tự tiến hành khởi kiện bắt đầu từ việc người khởi kiện gửi đơn và tài liệu kèm theo đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng cách tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp, người đại diện theo ủy quyền nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua đường bưu điện.

Phương thức gửi đơn khởi kiện qua bưu điện là phương thức mới chưa được quy định trong các Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây, có thể nói là sự tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức khi thực hiện việc khởi kiện của mình. Ngoài ra, tại Điều 14 của Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật tố tụng hành chính cũng hướng dẫn rất kỹ về cách tính ngày khởi kiện. Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn, trường hợp gửi đơn qua bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Đặc biệt, Nghị quyết số 02/2011 cũng có sự dự liệu đối với những trường hợp vì lí do nào đó mà không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu điện trên phong bì. Trong trường hợp này sẽ tùy vào ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến mà thời hiệu khởi kiện vẫn còn thì ngày khởi kiện được xác định là ngày Toà án nhận được đơn do bưu điện chuyển đến, ngược lại thời hiệu khởi kiện đã hết thì Toà án phải tiến hành xác minh ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện. Nếu xác minh được ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện, còn không xác minh được ngày đương sự gửi đơn tại bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày ghi trong đơn khởi kiện.

Khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện cần chuẩn bị đủ hồ sơ khởi kiện, bao gồm: đơn khởi kiện (theo mẫu); các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện; bản chính quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc… hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan; bản chính quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có); giấy uỷ quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện), bản sao hộ khẩu, chứng minh nhân dân (có chứng thực hợp pháp); bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao). Nếu nộp trực tiếp thì cần liên hệ trước với Tòa án để biết lịch nhận đơn khởi kiện cụ thể. Nếu nộp qua bưu điện thì phải ghi rõ nội dung gửi là đơn khởi kiện về việc gì và lưu giữ biên lai gửi đơn khởi kiện.

Nhìn chung quy định về trình tự, phương thức nộp đơn khởi kiện theo quy định của  Luật tố tụng hành chính 2010 có nhiều tiến bộ, khắc phục kịp thời những vướng mắc, bất cập của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính trước đây, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính

  1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi kiện vụ án hành chính

Cơ sở pháp lý điều chỉnh vấn đề khởi kiện vụ án hành chính là Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13 ban hành ngày 25/11/2015.

  1. Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính

Trong đa số các trường hợp, thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính muốn khiếu nại.

  1. Quy trình khởi kiện vụ án hành chính

Khởi kiện vụ án hành chính là một quá trình cần được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật, gồm các bước như sau:

a) Viết đơn khởi kiện vụ án hành chính

Đơn khởi kiện vụ án hành chính về cơ bản có các nội dung sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn;
  • Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
  • Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nội dung quyết định hành chính muốn khiếu nại
  • Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
  • Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.

b) Gửi tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện vụ án hành chính:

Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Nếu vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì phải nộp chứng cứ, tài liệu hiện có để chứng minh quyền, lợi hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

c) Phương thức gửi đơn khởi kiện vụ án hành chính

Đơn khởi kiện vụ án hành chính có thể gửi bằng một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Tòa án;
  • Gửi qua dịch vụ bưu chính;
  • Gửi trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

d) Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện vụ án hành chính

Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ các vẫn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện để sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.

Tòa án cũng có thể trả lại đơn khởi kiện nếu nhận thấy hồ sơ khởi kiện không thỏa mãn các yêu cầu của pháp luật. Người khởi kiện có quyền khiếu nại việc trả lại đơn nếu thấy các căn cứ trả lại đơn của Tòa án không hợp lý.

e) Thụ lý vụ án hành chính

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết cuả Tòa án, Thẩm phán phải thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí.

Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí là 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, đồng thời, người khởi kiện phải nộp biên lai cho Tòa án.

Ngày thụ lý vụ án là ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý vụ án.

  1. Dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính của Luật Thuận Nam

a) Nội dung dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính

Quý khách hàng vui lòng tham khảo bài viết Quy trình dịch vụ thuê luật sư khởi kiện vụ án để có thêm thông tin.

  1. b) Báo giá dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính:

Quý khách vui lòng xem liên hệ văn phòng để được tư vấn chi tiết

c) 5 lý do bạn nên chọn dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính của chúng tôi:

  • Bạn được tư vấn đầy đủ và toàn diện về vụ việc của mình: điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn v.v…
  • Chi phí hết sức hợp lý
  • Dịch vụ trọn gói, đạt kết quả như mong muốn
  • Thời gian nhanh chóng
  • Được hướng dẫn và tư vấn về các vấn đề khác liên quan, không chỉ hạn chế trong vụ việc

Bạn có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ khởi kiện vụ án hành chính trọn gói hoặc chỉ một vài hạng mục công việc. Các luật sư giàu kinh nghiệm của Văn phòng Luật sư Thuân Nam sẽ thực hiện công việc theo quy trình chuẩn mực nhằm tiết kiệm chi phí và giảm tối đa thời gian thực hiện thủ tục cho khách hàng. Do vậy, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ THUẬN NAM

 

Tin Liên Quan